Cách nuôi dạy

Sự phát triển của bé qua những năm đầu đời như thế nào?

Trẻ sơ sinh từ khi mới sinh đến khi trẻ biết đi, hiếu động, trải qua ít nhất 12 tháng, ba mẹ cũng có thể quan sát những thay đổi đáng kinh ngạc này, và mỗi tháng khi trẻ lơn lên đều mang đến những phát triển mới và thú vị. Nhưng nhiều bậc làm ba mẹ mới sinh thường băn khoăn không biết bé nhà có đang phát triển theo đúng tự nhiên hay không. Tuy nhiên, mỗi trẻ sơ sinh đều phát triển theo tốc độ của riêng mình, để hiểu rõ hơn những thay đổi cũng như sự phát triển của bé qua những năm đầu đời như thế nào, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

Jennifer Shu, MD, Bác sĩ Nhi khoa và đồng tác giả của Heading Home with Your Newborn cho biết: “Nếu con bạn đạt được một cột mốc quan trọng sớm hơn, thì con bạn có thể đạt được một cột mốc khác muộn hơn, bởi vì bé đang bận rộn để hoàn thiện kỹ năng khác”. Ví dụ, một số trẻ sơ sinh có thể nói từ đầu tiên của chúng khi được tám tháng, trong khi những đứa trẻ khác không nói cho đến khi sau cột mốc một tuổi.

Vì vậy, hãy chuẩn bị máy ảnh của bạn – dưới đây là những cột mốc bạn có thể mong đợi trong năm đầu đời kỳ diệu của bé!

Tháng đầu tiên

Sự phát triển của bé qua những năm đầu đời

Lúc này có vẻ như bé chỉ là một cái máy ăn, ị và ngủ. Nhưng rất nhiều điều đang diễn ra trong cơ thể nhỏ bé đó. Ở giai đoạn này bé có thể đưa bàn tay và nắm đấm về phía miệng (mặc dù không phải lúc nào cũng có độ chính xác cao), phát triển phản xạ như nao núng khi nghe âm thanh, nhắm mắt trước ánh đèn sáng, tập trung và hướng về những âm thanh và giọng nói quen thuộc.

Tháng thứ hai

Đến cuối 2 tháng, bé có thể ọc ọc, thủ thỉ, cố gắng chuyển động bằng mắt, giữ cổ và đầu trong thời gian ngắn trong khi nằm sấp. Giao tiếp chủ yếu với ba mẹ và mọi người thông qua nụ cười là chủ yếu.

Tháng thứ ba

Giai đoạn này có thể bé đang phát triển từ trẻ sơ sinh phụ thuộc thành trẻ độc lập hơn. Bé có thể mỉm cười trước âm thanh từ giọng nói của ba mẹ, nâng đầu và ngực lên và đá chân khi nằm sấp. Thậm chí bé có thể cầm nắm đồ chơi, đưa tay vào miệng chính xác hơn, tạo ra nhiều âm thanh hơn như (ooh và ah), và bé có thể nhận dạng khuôn mặt và vật thể quen thuộc từ xa, đồng thời cố gắng bắt chước nét mặt của bạn.

Tháng thứ tư

Ở giai đoạn này, em bé của bạn đang thực hiện các cột mốc đã đạt được và hoàn thiện chúng. Ví dụ như bé có thể ngẩng cao đầu hơn và trong thời gian dài hơn, cầm nắm đồ chơi với sự phối hợp chặt chẽ hơn. Các mốc quan trọng khác như: cầm một cái lục lạc và lắc nó cùng một lúc, có thể bắt đầu lăn từ bụng trở lại và các chuyển động của bé linh hoạt hơn.

Tháng thứ năm

Sự phát triển của bé qua những năm đầu đời

Em bé tiếp tục phát triển, khám phá. Tháng thứ năm khi sức mạnh và khả năng phối hợp của bé tăng lên, bạn nhận thấy bé có thể lăn từ bụng ra sau rồi trở lại nằm sấp, bé có thể nắm chân và thậm chí có thể đưa chúng vào miệng, di chuyển đồ vật từ tay này sang tay khác. Bé chăm chú nhìn bạn ăn, điều này chứng tỏ có thể bé đã sẵn sàng cho thức ăn đặc sắp tới.

Tháng thứ sáu

Bé vẫn đang trong giai đoạn phát triển, lớn lên, bé có thể ngồi dậy một thời gian ngắn mà không cần bất kỳ sự hỗ trợ nào, kèm theo bé có thể ê a (mmmm), (eeee, oooo).

Bé ở giai đoạn này đã biết thể hiện cảm xúc bằng cách khóc khi không được chơi nữa hay cười hoặc kêu lên khi vui, đồng thời bé có thể nhận ra được ai đó gọi bé bằng tên của bé.

Viện Hàn lâm Nhi khoa Mỹ cho biết 6 tháng là thời điểm tốt để bắt đầu để khuyến khích bé đến việc sử dụng thìa và bàn tay để cầm nắm thức ăn.

Tháng thứ bảy

Em bé tiếp tục phát triển dựa trên những gì đã học như: ngồi dậy mà không cần sự hỗ trợ trong thời gian dài hơn, nhận biết cảm xúc (vui vẻ hay nghiêm khắc,…) qua giọng điệu của bạn, sử dụng bàn tay để vớ lấy thứ gì đó, đồng thời đưa đồ vật vào miệng để khám phá, xâu chuỗi âm thanh trong khi nói bập bẹ.

Tháng thứ tám

Sự phát triển của bé qua những năm đầu đời

Bạn có thể nhận thấy rằng con bạn bây giờ có thể lăn lộn, ngồi dậy và di chuyển đồ vật từ tay này sang tay khác hoặc tay sang miệng như một người chuyên nghiệp. Bạn cũng có thể bắt đầu nhìn thấy con mình chảy nước dãi  nhiều đây có thể là dấu hiệu cho những chiếc răng đầu tiên chuẩn bị mọc ở độ tuổi này. Bé cũng tiếp tục lảm nhảm những từ như ma-ma hay da-da,… Đồng thời giai đoạn này bé cũng phát triển sự lo lắng về những người lạ hoặc sự xa cách – đây là một loại cảm giác đau khổ mà trẻ sơ sinh cảm thấy khi bị tách khỏi cha mẹ hoặc người chăm sóc mình.

Tháng thứ chín

Tháng này bé có thể bắt đầu di chuyển như tập bò hoặc chơi trò tìm kiếm đồ vật mà bạn đã giấu hay bắt đầu chỉ vào những thứ mà bé muốn.

Tháng thứ mười

Bé bắt đầu thích khám phá và thử nghiệm, bạn có thể quan sát khi chúng: chuyển từ kéo sang bò, vừa đi vừa bám vào đồ đạc hoặc vật dụng xung quanh phòng, đôi khi bé đập cá đồ vật vào nhau để nghe âm thanh mà chúng tạo ra, đặt đồ vật vào một thùng chứa xong sau đó có thể lấy chúng ra, tự cho mình ăn thức ăn, lắc đầu “không” và vẫy tay “tạm biệt”,…

Tháng thứ mười một

Ngoài việc vươn tay, bò và bay, em bé của bạn có thể tiếp tục khám phá ngôn ngữ, bé có thể hiểu những câu đơn giản như “không được chạm vào”, bắt chước hành vi của ba mẹ như nhất các nút trên điện thoại hay nói lảm nhảm để bắt chước sự truyền đạt của ba mẹ.

Tháng thứ mười hai

Sự phát triển của bé qua những năm đầu đời

Bé bắt đầu biết đi, giai đoạn này bé tiếp tục khám phá các đối tượng xung quanh bằng cách đập, ném và thả chúng, nói một hoặc hai từ đơn giản như “chào”, “không”, “tạm biệt”,…

Hầu hết trẻ sơ sinh sẽ đạt đến các mốc quan trọng trong cùng một độ tuổi, tuy nhiên có những bé biết đi lúc 10 tháng và đôi khi có bé lại vẫn đang bò lúc 13 tháng. Đối với những trẻ sinh non hoặc có vấn đề về sức khỏe hoặc rối loạn bẩm sinh cũng có thể sẽ mất nhiều thời gian hơn để đạt được các mốc quan trọng.

Hy vọng bài viết này có thể giúp những bậc mới làm ba mẹ có thể hiểu rõ hơn về sự phát triển của trẻ qua những năm đầu đời như thế nào!

Tham khảo

healthline.com/health/baby/baby-development-stages

webmd.com/parenting/baby/features/stages-of-development

Bài viết khác

1900 2163